Bọ xít hút máu người có nguy hiểm không? Cách sơ cứu
Bị bọ xít hút máu người sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời và đúng kĩ thuật. Những vết cắn sẽ bị bỏng ngứa hoặc nếu trở nặng có thể bị viêm nhiễm mưng mủ. Vậy khi bị cắn bạn sẽ phải làm những gì để sơ cứu, tránh những biến chứng trở nên nặng nề hơn.
Thông tin về loài bọ xít hút máu
Bọ xít hút máu thuộc:
- Chi Triatominae
- Họ Reduviidae
- Được gọi là “assassin bug” – nghĩa là “bọ sát thủ”
- Thức ăn là máu của động vật có xương sống, trong đó có cả con người.
Người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của loài này và đưa ra cảnh báo chính là Charles Darwin năm 1835.
Bọ xít hút máu người dễ nhận biết so với các loài bọ xít thông thường với màu nâu sẫm, vòi ngắn, cong, chia làm 3 đốt rất khỏe dài từ 1 – 3,5cm tùy thuộc vào còn non hay trưởng thành. Phần bụng dẹp, có sọc vàng cam ở rìa thân.
Vòi chính là thứ vũ khí mà loài bọ xít này dùng để chích và hút máu con mồi.
Bọ xít hút máu phát triển mạnh mẽ vào mùa hè. Những nơi ẩm thấp, tối tăm và bẩn thỉu là “thiên đường” đối với chúng: dưới giường, đệm, tủ, các khe nứt, tối trong nhà.
Tập tính của bọ xít hút máu người
Thông thường, bọ xít hút máu hoạt động chủ yếu vào ban đêm (1-3 giờ sáng) và bị thu hút đặc biệt bởi mùi amoniac, axit cacboxylic từ da, tóc hay mồ hôi động vật.
Trứng bọ xít hút máu nhỏ, màu trắng ngà hay hồng nhạt, kích thước khoảng 1 – 1,5mm. Mỗi lứa, bọ xít cái đẻ 150 – 200 trứng. Sau khoảng 16 – 18 ngày, trứng sẽ nở ra bọ xít non. Nếu để một con bọ xít cái trong nhà khoảng 20 ngày, nơi đó sẽ trở thành ổ bọ xít với hàng trăm con.
Khi tiếp cận con mồi, trong đó có người, bọ xít hút máu dùng hai chân trước rất khỏe bám chặt vào da, đâm vòi và đồng thời tiết dịch nước bọt gây tê lên đối tượng. Bọ xít thường hút máu ở mặt sau cánh tay, trong tư thế treo lơ lửng nên rất khó để phát hiện. Thời gian hút máu của loài này là từ 14 -15 phút.
Cách nhận biết bọ xít hút máu với bọ xít khác
Bọ xít hút máu là một loài rất nguy hiểm với con người, chính vì thế chúng ta cần phải biết cách phân biệt chúng với những loài bọ xít khác.
Bọ xít hút máu sẽ có chiều dài khoảng 3cm khi trưởng thành, có phần bụng rộng và dẹp. Thân màu nâu và ở phần dìa thân có sọc màu vàng khác với các loài bọ xít khác.
Bọ xít hút máu người có nguy hiểm hay không?
Thông thường bọ xít hút máu người không gây nguy hiểm, vết đốt của chúng cũng như muỗi đốt sau mấy ngày sẽ hết. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị bọ xít hút máu thì bị sốc phản vệ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng, triueeuj chứng bán đầu nạn nhân bị đốt sẽ thấy đau dữ dội, buồn nôn, ớn lạnh. Nếu có các triệu chứng trên sau khi bị bọ xít cắn bạn cần phải sơ cứu và đến cơ sở y tế gần nhất tránh trường hợp sốc phản vệ dẫn tới tử vong. Ngoài ra bọ xít hút máu là nguồn trung gian truyền bệnh và kí sinh trùng, nổi bật là bệnh kí sinh trùng Chagas.
- Xem thêm: Cách diệt bọ xít
Bọ xít hút máu người gây bệnh gì?
Đây là loài trung gian truyền ký sinh trùng gây Chagas – căn bệnh giết chết 30.000 – 50.000 người mỗi năm. Ký sinh trùng bệnh này có thể tồn tại trong cơ thể hàng chục năm rồi đột ngột tái phát, gây ra những bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và tim mạch.
Không nên đánh hay giết chết loài này bằng tay không bởi việc này có thể khiến cơ thể bạn vô tình nhiễm ký sinh trùng trong phân bọ xít.
Bọ xít hút máu người gây ra bệnh Chagas – Mỹ
Bệnh Chagas xảy ra ở châu Mỹ, lây từ động vật sang người, qua vết đốt của bọ xít. Bệnh có 2 thể: cấp tính và mãn tính. Bệnh cấp tính thường sốt nhẹ do nhiễm ký sinh trùng lần đầu. Sau khi bệnh cấp tự lành, hầu hết bệnh nhân chuyển sang bệnh mạn tính với đặc tính là có ký sinh trùng trong máu, dễ phát hiện kháng thể kháng ký sinh trùng, không có triệu chứng lâm sàng. Một số bệnh nhân bị tổn thương tim, đường tiêu hóa làm bệnh nặng lên và tử vong.
Bệnh ngủ Châu Phi
Bệnh ngủ do ký sinh trùng T. brucei gây ra, truyền bệnh cho người qua vết đốt. Sau khi bị đốt, tùy loại ký sinh trùng gây bệnh mà có thời gian ủ bệnh từ 3 ngày đến vài tuần, hoặc từ vài tháng đến vài năm.
Bệnh nhân có thể có các triệu chứng: nổi sưng tại vết bọ xít đốt. Mới đầu là ban mẩn đỏ, sau thành nốt phỏng, xung quanh trắng, rất đau. Bệnh nhân bị sốt nhẹ thất thường, nhưng cũng có khi sốt cao 40 – 410C, sốt thành từng đợt. Bệnh nhân có gan và lách to, nhức đầu, mất ngủ, đau khớp, sụt cân, thiếu máu, phù, tim đập nhanh, nổi hạch…
Tuy nói bệnh là ở châu Phi hay châu Mỹ, nhưng hiện nay, sự giao lưu toàn cầu là rất phổ biến nên việc mầm bệnh lây lan đến nước ta cũng có khả năng cao. Vì vậy, việc phòng tránh không để bị bọ xít đốt hút máu là rất quan trọng.
Dấu hiệu nhận biết khi bị bọ xít hút máu cắn
- Vết thương sẽ có cảm giác ngứa rát, đau buốt.
- Nổi vết sần kéo dài từ 2 – 5 ngày.
- Hiện tượng sưng, ngứa và kèm theo sốt nhẹ.
- Sưng tấy to, đau nhức, đau buốt khi biến chứng nặng.
- Buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, choáng vàng, ớn lạnh,…
- Nếu xảy ra những triệu chứng trở nặng cần đưa ngay đến trạm y tế để cấp cứu.
- Chậm trễ có thể dẫn đến cơ thể sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Cách sơ cứu khi bị bọ xít hút máu cắn
Khi bắt đầu hút máu, bọ xít hút máu sẽ sử dụng chiếc vòi của mình đâm vào phần da thịt mềm để hút máu. Đó là lý do mà chúng thường chọn mặt, cổ,… những vùng da mềm
Khi bị đốt bởi bọ xít hút máu chúng ta cần sơ cứu trước tiên. Sau đó quan sát xem có những biến chứng nào trở nặng hay không để chữa trị đúng cách.
- Rửa ngay vết cắn của bọ xít với nước sạch và xà phòng.
- Dùng thuốc sát trùng vết cắn.
- Tuyệt đối không gãi nhất là ngay vết cắn vì có thể gây nhiễm trùng.
- Dùng thuốc kháng viêm, kháng dị ứng, giảm đau.
- Nếu trở nặng thì cho dùng kháng sinh.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và thần kinh để cấp cứu kịp lúc.
- Bọ xít hút máu là mối đe dọa hiện hữu
Công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển rất nhanh. Đi theo đó là diện tích đất tự nhiên đang ngày càng giảm sút đi đáng kể. Nguyên nhân này dẫn đến môi trường sinh sống của bọ xít ngày càng giảm đi nhanh chóng.
Bọ xít phải liên tục di chuyển tìm nơi cư trú và xâm nhập vào môi trường thành phố là điều không tránh được. Trong số những loài bọ xít tiến vào thành phố thì có cả bọ xít hút máu trong đó. Nó đã trở thành một nỗi ác mộng đối với nhiều người dân khi bị chúng hút máu.
Những con bọ xít bé nhỏ thường chọn khe tường, khe nứt, nơi ẩm thấp, nơi chứa mùn, vật dụng mủn không sử dụng,… Đây là những nơi phù hợp nhất để chúng cư ngụ.
Sự phát triển và trưởng thành của bọ xít là cực kì nhanh. Bọ xít mới nở đã hút máu được ngay. Và sau khi hút no nê máu thì chúng chỉ cần 1 – 2 ngày để đẻ trứng. Mỗi đợt chúng đẻ từ 150 – 200 trứng, đẻ thành từng cụm từ 30 – 40 trứng tập trung lại.
Trứng bọ xít rất nhỏ, cần từ 16 – 18 ngày để trứng nở. Chỉ cần 20 ngày thì 1 cá thể bọ xít cái có giúp cho dân số nhà bạn tăng lên hàng trăm nhân khẩu. Như vậy cho thấy tỉ lệ bị bọ xít cắn tăng lên rất nhiều
Với tốc độ sinh trưởng cũng như thời gian sinh sản nhanh. Bọ xít hút máu người đúng là một mối nguy hiểm lớn cho con người. Khi môi trường sống của con người hoàn toàn có thể bị xâm chiếm một cách dễ dàng và nhanh chóng.
>> Xem thêm: Bị kiến cắn bôi thuốc gì nhanh khỏi
Cách phòng chống bọ xít hút máu vào nhà
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Loại bỏ những vật dụng mủn không sử dụng.
- Xịt tinh dầu bạc hà, tinh dầu tỏi vào những nơi tối và ẩm.
- Rắc lá bạc hà mèo vào những nơi bọ xít xuất hiện.
- Sử dụng bẫy côn trùng.
- Gắn cửa lưới để ngăn bọ xít xâm nhập.
- Dọn dẹp môi trường xung quanh..
- Phun thuốc diệt côn trùng định kỳ.
Cửa lưới là một sản phẩm hữu ích trong việc ngăn chặn côn trùng xâm nhập. Ngăn bọ xít vào nhà và cắn người thì sử dụng cửa lưới là điều vô cùng hợp lý. Vì vậy bạn có thể tham khảo: cửa lưới chống muỗi giá rẻ để ngăn chặn côn trùng xâm nhập.
Để ngăn cản tình trạng bọ xít tấn công thì bạn có thể lựa chọn các sản phẩm cửa lưới chống muỗi chống côn trùng với sản phẩm cửa lưới thì chắc chắn bọ xít sẽ không thể tấn công ngôi nhà của bạn được, bạn sẽ ngăn ngừa được các căn bệnh nguy hiểm do bọ xít hút máu gây ra.
CÔNG TY CỔ PHẨN SILK SCREEN