Kiến Lái Xe

Bị kiến cắn bôi thuốc gì nhanh khỏi không biến chứng

Kiến là một loại côn trùng nhỏ bé nhưng có mặt ở khắp mọi nơi mà chúng ta sinh sống. Vì kích thước nhỏ nên chúng di chuyển và cắn rất nhanh. Bị kiến cắn bôi thuốc gì vì một số loài kiến lành tính nhưng cũng có không ít những loài khi đốt gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Khi bị kiến cắn bôi thuốc gì để giảm đau, giảm ngứa và không gây ra những biến chứng nghiêm trọng? Cùng Silk Screen giải đáp nhé! 

Bị kiến cắn sưng mủ có nguy hiểm không?

Bị kiến cắn bôi thuốc gì nhanh khỏi

Bị kiến cắn mưng mủ bôi thuốc gì

Khi bị kiến cắn, thường các triệu chứng sưng đau chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn sẽ biến mất, chậm nhất là vài ngày. Tuy nhiên, những trường hợp bị kiến cắn nổi mủ khá nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em có thể sẽ xuất hiện những phản ứng dị ứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Những trường hợp bị kiến cắn mưng mủ nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng rất nguy hiểm như:

Viêm loét vùng bị cắn: Đây là một bệnh lý nhiễm trùng tại chỗ. Người bệnh thường sẽ xuất hiện những vết loét và mủ trên da. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do gãi da nhiều gây trầy xước da.
Viêm mô tế bào: Tình trạng này xảy ra do nhiễm vi khuẩn lây lan vào da khi bị kiến cắn. Nó không chỉ khiến cho các vùng sưng đau và đỏ trên da. Mà từ những vết cắn này, còn có thể lan rộng sang những vùng xung quanh.
Viêm bạch huyết: Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan lên các hạch bạch huyết. Tình trạng này sẽ làm xuất hiện một đường màu đỏ dọc cánh tay hoặc chân. Viêm bạch huyết sẽ nghiêm trọng hơn vì nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Khi bị kiến cắn để tránh bị mưng mủ thì bạn cần phải sơ cứu vết thương thật rốt, kiểm tra xem còn vòi hay nọc của kiến ở vết thương không. Tuyệt đối không được miết mạnh để giết kiến để tránh nọc độc lan rộng hơn, đặc biệt là kiến ba khoang. Bạn chỉ nên thổi hoặc gõ vùng da bị đốt để kiến rơi xuông đất rồi sau đó mới tiêu diệt.

Bị kiến cắn nên làm gì?

Bước 1: Rửa sạch bằng xà phòng sát khuẩn

Cần rửa vết kiến cắn bằng nước xà phòng, vệ sinh vùng da bị kiến cắn để bỏ bụi bẩn ngăn ngừa bị nhiễm trùng nhất là khi kiến cắn mưng mủ.

Bước 2: Chườm đá, chườm gạc mát để giảm sưng ngứa

Nếu bị kiến lửa cắn sưng to bạn có thể lấy 1 túi đá lạnh đắp lên vết cắn để làm dịu da, giảm sưng to và đau rát. Nên bọc đá vào khăn hoặc túi, không nên chườm đá trực tiếp lên vùng da đang bị thương.

  • Không làm vỡ vết phồng rộp do bị bị kiến lửa cắn làm mủ.
  • Nếu vết thương không may bị vỡ ra thì bạn cần rửa sạch vùng da đó bằng nước xà phòng, theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như bị rỉ mủ thì đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị.

Bước 3: Uống thuốc kháng histamin hoặc bôi kem hydrocortisone nếu cảm giác ngứa ngáy khó chịu khéo dài

Bước 4: Đừng ngãi và hãy theo dõi các phản ứng dị ứng phát sinh.

Ưu tiên các phương pháp cách chữa kiến cắn tự nhiên, mẹo chữa kiến cắn giảm sưng ngứa dân gian với các loại thảo dược an toàn cho bé.

Một số phương pháp chữa khi bị kiến cắn

Có rất nhiều cách trị vết kiến cắn cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo một vài giải pháp sau:

Cách chữa khi bị kiến cắn bằng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp làm giảm các nọc độc do bị côn trùng cắn, trong đó có cả khi bị kiến lửa cắn. Khi bị kiến cắn, chỉ cần thoa một vài giọt dầu dừa nguyên chất lên vùng da đang bị tổn thương sẽ giảm sưng và ngứa sau vài giờ.

Dùng kem đánh răng

Trong kem đánh răng có thành phần chính là bạc hà sẽ làm giảm sưng nhanh chóng, chỉ cần bôi kem đánh răng lên vết côn trùng đốt trên da sau đó thì chờ kem khô thì bóc ra hoặc rửa sạch có thể làm giảm sưng đau rất tốt khi bị kiến cắn.

Mẹo trị kiến cắn bằng nha đam

 Bị kiến lửa cắn gây sưng có thể sử dụng nha đam làm mát da, dịu cơn đau và giảm ngứa. Hãy thoa một ít gel nha đam lên vết kiến cắn ngứa trên da sẽ có tác dụng làm dịu da khá nhanh chóng.

Cách giảm sưng với sữa tươi

Có thể dùng sữa tươi để ngâm vùng da bị kiến cắn khoảng vài phút. Vết thương sẽ giảm đau rát và sưng to.

Cách chữa kiến cắn từ túi trà lọc

Trong túi trà có chứa acid tannic có tác dụng chống viêm. Có thể làm ướt túi trà và đắp nhẹ lên vết côn trùng cắn trên da. Nó có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sưng do vết kiến cắn sưng to ngứa khá hiệu quả.

Dùng giấm táo

Giấm táo ngoài có tác dụng kiểm soát cơn đau, sưng mủ do kiến cắn còn có khả năng giúp vết thương mau lành lặn. Dùng bông y tế thấm chút giấm táo rồi  bôi lên vùng da bị kiến cắn sưng phù sẽ làm dịu da khá nhanh.

Cảnh giác với những loài kiến có độc

Kiến 3 khoang

Ở loài kiến thông thường, chúng không gây ra những dị ứng nghiêm trọng nhưng những loài có độc thì độc tiêm chích của chúng vô cùng đáng sợ.

Kiến ba khoang

Đây là loài kiến gây nên nỗi khiếp sợ với việc chỉ cần có một lượng độc tố qua vết đốt nhỏ mà có thể xuất hiện những bọng nước, ngứa rát vô cùng. Và khi gãi, vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét và gây nên viêm da cơ địa. 

Chất pederin có trong độc tố của chúng khi con người cố giết chúng bằng cách dí chết ngay trên da sẽ khiến vết thương lan rộng hơn, sau khi tiếp xúc cộng sinh với da sẽ khiến mức độ tổn thương tăng lên rất cao.

Triệu chứng phồng rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 – 36 giờ. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét, khi đó những tổn thương này sẽ có hình dạng khác nhau… tùy theo cách ta giết chúng.

Kiến vàng

Đây là loài kiến nhỏ nhưng có võ, với sức tấn công rất mạnh và sống chủ yếu dựa vào việc ăn côn trùng. chúng không gây nguy hiểm nhưng làm cho người bị cắn ngứa lâu và có cảm giác châm chích khó chịu.

Kiến đầu to

Đây là một trong sáu loài kiến có tính gây hại toàn cầu bởi chúng là loài kiến ăn thịt. Thậm chí chúng còn tiêu diệt cả đồng loại khi ăn cả những sinh vật cùng họ như kiến nhà, bọ cánh cứng, nhện và bướm đêm.

Kiến sư tử

Ở dạng ấu trùng, đúng như tên gọi, chúng cũng là nỗi khiếp sợ với bất kỳ loài côn trùng cỡ nhỏ nào. Khả năng giăng bẫy của kiến sư tử thực sự rất dã man. Những loài di chuyển trên cát thường sợ loài này khi mặt cát có lõm xuống hình phễu là chắc chắn loài kiến tử thần “sư tử” đã giăng bẫy ở đó.

Ngoài cách giăng bẫy man rợ thì loài này cũng có cách thưởng thức bữa ăn dã man không kém. Chúng tiết ra một loại enzym khiến cho bộ phận bên trong của loài vật hóa lỏng và dùng miệng của mình để hút sạch bên trong con mồi. Sau đó nhả lại phần xác rỗng bên trong.

Kiến lửa đỏ

Đây là loài kiến sống thành bầy đàn, theo tổ và ở những nơi ẩm ướt. Chúng là nỗi lo của nhiều gia đình Việt khi đánh hơi đồ ăn rất giỏi và khi đã đến nơi thường rất khó để đuổi đi.

Kiến lửa không lành tính như những loài kiến nhà, chỉ đậu vào mật ngọt mà chũng còn có nọc độc, khi cắn có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Vì sao vết cắn của kiến sưng to và đau nhức?

Cơ chế hoạt động của chúng là chúng dùng hàm của mình kẹp chặt vào phần biểu bì, chích bên dưới hàm và bơm nọc độc vào trong biểu bì.

Trong nọc độc có các độc tố cùng chất axit fomic. Chúng sẽ chích chỉ một lần nhưng hậu quả để lại giống như bị chích nhiều lần vậy,

Vì nọc độc của chúng chứa độc tố nguy hiểm nên có nhiều người bị nhiễm trùng từ vết kiến cắn, nó sẽ dần sưng to, đau nhức, ngứa và có dấu hiệu làm mủ khi bị tổn thương.

Vết kiến lửa cắn

Những vị trí trên cơ thể hay bị kiến tấn công

Chân, tay

Chân tay là bộ phận tiếp xúc nhiều với mặt đất, mặt phẳng vì chúng bò ở khắp nơi từ giường, chiếu, tủ gỗ, bàn ăn, đồ chơi, vật dụng và mặt đất.

Vì vậy tay chân chính là nơi tiếp xúc nhiều nhất nên cũng là vị trí để chúng “tiện” tấn công nhiều nhất.

Sau khi bị cắn nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn và nước sạch. Sau đó chườm đá vào vết cắn để giảm sưng ngứa.

Mắt

Bị kiến cắn sưng to ở mắt, kiến cắn mí mắt không hiếm gặp, tuy nhiên mắt là bộ phận nhạy cảm, việc sát khuẩn và xử lý vết cắn khi kiến cắn mắt cần hết sức thận trọng.

Môi

Bị kiến cắn môi có thể gây sưng và đau mức độ tùy vào loại kiến và cơ địa của người bị kiến cắn. Trường hợp bị kiến cắn sưng và ngứa nhẹ có thể tự hết sau vài giờ đồng hồ.

Những dấu hiệu nhận biết khi bị kiến đốt

Xuất hiện những vết đỏ, ngứa, rát, sưng to

Kiến cắn thường khá nhẹ, chỉ gây cảm giác ngứa, đau hoặc đôi khi bị đau dữ dội nhưng sau vài giờ đồng hồ da sẽ dịu lại.

Hầu hết các trường hợp bị kiến cắn đều gây cảm giác ngứa và sưng, nếu càng gãi ngứa thì sẽ càng sưng to hơn đặc biệt là với làn da nhạy cảm thường bị kiến cắn sưng phù, bị kiến cắn sưng to mưng mủ.

Vùng da xung quanh vết kiến đốt sưng to và có thể bị phồng rộp. Mỗi người sẽ có phản ứng với kiến đốt tùy vào cơ địa và tiền sử dị ứng. 

Xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng hơn: vết mưng mủ, đau nhức, châm chích

Nếu vết thương bị nhiễm trùng do dị ứng với nọc độc, nước bọt của côn trùng hoặc do vết thương bị trầy xước sẽ có dấu hiệu mưng mủ.

Dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Xung quanh miệng vết thương khoảng 2 – 3mm, da bị đỏ và có xu hướng ngày càng lan rộng.
  • Kiến cắn cảm giác đau nhức, châm chích không thuyên giảm sau ngày thứ 2 bị đốt.
  • Ở trung tâm vết cắn có bọng mủ màu vàng nhạt hoặc trắng ngà nhô lên khỏi da.
  • Trẻ em bị côn trùng cắn sưng mủ thường hay quấy khóc và có thể bị sốt cao.

Xuất hiện những dấu hiệu dị ứng bất thường

Ở một số trường hợp trẻ bị kiến đốt sưng to có thể bị dị ứng với vết kiến cắn với các dấu hiệu như kiến cắn sưng đỏ, đau nhiều, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu, hôn mê… 

Nhận thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

>> Xem thêm: Các cách diệt kiến hiệu quả

Phòng tránh bị kiến cắn bằng cửa lưới chống côn trùng

Không nên để bị cắn rồi mới tìm cách bôi chữa trị, bạn có thể phòng tránh bằng cách lắp đặt cửa lưới chống côn trùng để không bị cắn. Hãy ngăn chặn kiến và những loài côn trùng nguy hiểm bay vào nhà bằng cửa lưới chống muỗi của Silk Screen.

Bị kiến cắn không nguy hiểm nhưng bạn cần phải biết những cách sơ cứu để tránh bị nhiễm trùng. Và hãy nhớ bị kiến cắn bôi thuốc gì để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu chúng gây ra.

CÔNG TY CỔ PHẦN SILK SCREEN

Showroom: LK11 – TT1, KĐT Kim Văn Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 0913 25 66 33 – Mr. Nam
Email: info@silkscreen.vn
5/5 - (4 bình chọn)

Silk Screen là Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam theo đuổi sự chuyên nghiệp trong dịch vụ Cửa lưới chống muỗi. Chúng tôi đã trở thành đối tác quan trọng của những nhà sản xuất Cửa lưới tốt nhất trên Thế Giới như: Metaco - Made in Japan, Bettio - Made in Italy, Neher - Made in Germany. Chúng tôi muốn góp một phần nhỏ để tạo nên không gian sống tiện nghi hơn cho Ngôi Nhà Việt.