Sự thật thú vị về con chuồn chuồn – Thông tin cần biết
Con chuồn chuồn là một trong những loài côn trùng đầu tiên sống trên hành tinh này. Chuồn chuồn là nhóm côn trùng ăn thịt cả ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Cùng tìm hiểu về loài côn trùng “nhỏ mà có võ” này nhé.
Quá trình tiến hóa của con chuồn chuồn
Quá trình tiến hóa đã giúp chuồn chuồn hoàn thiện kỹ năng bay, săn mồi và trở nên thật đáng kinh ngạc với vẻ ngoài bắt mắt, hấp dẫn.
Tuy nhiên ít ai biết rằng chuồn chuồn còn là kẻ săn mồi hung dữ, chúng có bộ hàm dưới rất sắc nhọn, góc nhìn khoảng 360 độ và có thể bay ngược về phía sau.
Hiện nay, có đến hơn 5.000 loài chuồn chuồn được biết đến. Tuy nhiên, ta có thể chia nó ra thành 2 nhóm lớn là chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim. Sự khác biệt của 2 nhóm này thể hiện khá rõ rệt ở tư thế cánh và hình dạng con ấu trùng của nó.
- Chuồn chuồn ngô còn có tên gọi là chuồn chuồn chúa. Đặc điểm nhận biết của loài này là cặp mắt kép lớn, 2 cặp cánh trong suốt, bụng và đuôi dài. Điểm khác biệt với loại chuồn chuồn ngô là tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Cánh của chuồn chuồn ngô sẽ song song với thân hoặc có thể cao hơn thân một chút.
- Chuồn chuồn kim có cấu trúc tương tự loài chuồn chuồn ngô. Chúng có một vài điểm khác biệt với chuồn chuồn ngô là: Khi đậu, cánh của chuồn chuồn kim dọc theo thân, còn loài chuồn chuồn ngô thì đôi cánh sẽ vuông góc với thân, cặp mắt của chuồn chuồn kim cách xa nhau và không to như chuồn chuồn ngô, cơ thể của chúng cũng nhỏ hơn và yếu hơn, 2 cặp cánh của chúng có kích cỡ như nhau.
Tập tính của chuồn chuồn
Chuồn chuồn ăn gì?
Chuồn chuồn là một loài động vật ăn thịt, thức ăn của chuồn chuồn là muỗi, ruồi, kiến, bướm … các loại côn trùng nhỏ thậm chí là cả đồng loại. Do đó, chúng được xem là loài côn trùng có lợi, giúp kìm hãm sự phát triển của các loài sinh vật gây hại. Loài này thường được tìm thấy bay gần ao, hồ, mương, suối,…
Mọi người thường nghĩ chuồn chuồn là loài ăn thực vật vì vẻ ngoài vô hại của nó nhưng sự thật đáng sợ là chúng lại là một loài ăn thịt, thậm chí chúng còn ăn từ giai đoạn chúng là ấu trùng cho đến khi trưởng thành. Những loài ấu trùng chuồn chuồn ăn là thủy sinh trong nước: bọ gậy, loăng quăng, cá nhỏ, ruồi nhuế,…
Khi trưởng thành, chúng không chỉ ăn lá cây mà còn ăn cả các loài côn trùng nhỏ hơn.
Tập tính dự báo thời tiết của chuồn chuồn
Câu ca dao “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” đã được ông cha ta truyền miệng biết bao đời nay.
Đây là tập tính dự báo thời tiết vì chúng có lợi thế là đôi cánh mỏng tại các nan thấm hút độ ẩm của không khí, khi trời sắp mưa, độ ẩm tăng cao nên cánh của của chúng nặng nề và chúng chỉ có thể bay được ở gần mặt đất. Thường phải chờ đến khi trời nắng cũng mới có thể bay cao. Vậy nên nhờ vào vị trí bay của chuồn chuồn có thể đoán được trời sắp mưa hay nắng.
Chuồn chuồn là côn trùng tượng trưng cho sự may mắn vì thể hiện sự tự do, hoang dã và hiện thân của gió trời nên sẽ mang lại điều may mắn cho gia đình.
Con chuồn chuồn sống 2 năm dưới nước
Chuồn chuồn là một trong những loài đẻ trứng dưới nước, chính vì thế khi ấu trùng của chúng nở thì sẽ nở ở dưới nước và sống dưới nước, thậm chí ở một số cá thể chuồn chuồn có thể sống ở trạng thái ấu trùng đến 6-10 năm tùy thuộc vào độ cao, phạm vi sinh sống.
Khi sống ở dưới nước chúng sẽ lột da 17 lần và khi phát triển chúng sẽ bơi lên mặt nước thành những con chuồn chuồn thấy trên không trung.
Chuồn chuồn – sinh vật bay kỳ lạ
Chuồn chuồn bay được cả theo chiều ngang, bay lùi và lơ lửng ở một chỗ trong ít nhất 1 phút nên chúng cũng được mệnh danh là “sát thủ trên không” – di chuyển xung quanh con mồi từ nhiều hướng mà không gây nghi ngờ và tấn công dễ dàng.
Chúng có một khả năng bay mà ít loài côn trùng có cánh nào có được, đặc điểm nhận dạng là cơ bắp ngực và hai đôi cách làm việc độc lập nhưng bổ trợ cho nhau nên chúng có thể thay đổi góc của đôi cánh không bị mỏi. Điều này giúp chúng có thể linh hoạt, tự do với đôi cánh của mình.
Chuồn chuồn diệt con mồi trên không
Nỗi khiếp sợ của các loài côn trùng nhỏ hơn: muỗi vằn, ruồi, bướm, ong nhỏ,… vì chúng là côn trùng săn mồi có tiếng từ hồi còn là ấu trùng, kỹ năng săn mồi được luyện tập từ khi là loài không cánh. Các cuộc phục kích trên không của chuồn chuồn rất dễ dàng vì chúng vừa có vẻ ngoài đơn giản, cánh mờ gần như trong suốt nếu nhìn từ xa nên có thể phục kích và theo dõi tốc độ của con mồi.
Là một loài kiên trì, nhanh nhạy và quyết tâm theo đuổi côn trùng đến cùng nên chúng sẽ quan sát thậm chí khi cả bay lơ lửng một chỗ mà không cần phục kích, chúng điều chỉnh hướng bay và chặn đứng con mồi khiến đối thủ không có cơ hội trở mình.
Trong các cuộc kiếm ăn, một khi con mồi đã rơi vào tầm ngắm của chuồn chuồn thì 95% sẽ không thoát được (đặc biệt là muỗi vằn – món ăn yêu thích của chuồn chuồn).
Chuồn chuồn xanh – là côn trùng có hại
Thường có ở các ao, hồ, đầm lầy với vẻ đẹp thu hút, chuồn chuồn xanh được mệnh danh là “mỹ nhân sát thủ”. Loài này trong họ chuồn chuồn khác vẻ ngoài xanh thanh thiên, xếp vào một trong những loài đẹp và thu hút nhất trong vương quốc côn trùng.
Chúng không theo đuổi con mồi đến cùng nhưng có khả năng ẩn nấp, chờ đợi con mồi đi qua vì chịu được môi trường có hàm lượng oxi thấp. Các bữa ăn của chuồn chuồn xanh thay đổi theo từng thời kỳ phát triển nhưng chúng là một kẻ ăn vô độ, không bao giờ biết no. Cách săn mồi ẩn thân chi thuật giúp chúng tránh khỏi sự tấn công của các loài khác và màn tranh cướp không cần thiết.
Các loài chuồn chuồn Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay có 16 loài chuồn chuồn khác nhau thuộc 2 họ chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, trong đó chuồn chuồn kim có 10 loại và 6 loại chuồn chuồn ngô. Họ chuồn chuồn kim khi đậu thường co 2 cánh lên trên lưng còn chuồn chuồn ngô sẽ giang 2 cánh sang 2 bên.
Bài thơ về côn chuồn chuồn ớt
Con chuồn chuồn ớt
Suốt ngày rong chơi
Mình mang màu lửa
Đỏ như than vùi
Chuồn chuồn ớt ơi
Đừng bay lên đồi
Chẳng may bén lửa
Cháy rừng mắt vui!
Con chuồn chuồn ớt
Mang lửa đi chơi
Bé rình để bắt
Chỉ nhằm tóm đuôi.
Tác giả: Xuân Nùng
Trên đây là thông tin về con chuồn chuồn và những điều có thể bạn chưa biết. Hy vọng bài viết là hữu ích với bạn.