vật liệu làm cửa lưới chống muỗi

Vật liệu làm cửa lưới chống muỗi và côn trùng

Để cửa có thể ngăn chặn được các loại muỗi và côn trùng hiệu quả thì những yêu cầu về cấu tạo, thành phần, thông số kỹ thuật và đặc biệt nhất là vật liệu làm cửa lưới chống muỗi rất quan trọng.

Tại sao nên quan tâm về vật liệu làm cửa lưới chống muỗi?

Nguyên vật liệu là điều kiện tiên quyết để đưa ra quyết định có lắp đặt cửa lưới hay không vì:

  • Cửa lưới có bền đẹp, khả năng chống côn trùng hiệu quả hay không – phụ thuộc vào chất liệu làm nên nó.
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm cửa lưới được làm từ những chất liệu khác nhau, từ những thành phần chính như khung cửa, lưới cho đến những phụ kiện nhỏ. Vì vậy, nếu vật liệu không tốt, bị han gỉ, thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả ngăn côn trùng.
  • Có rất nhiều đơn vị kinh doanh cửa lưới chất lượng và kém chất lượng và thứ để quyết định uy tín của doanh nghiệp và phân khúc khách hàng hướng tới chính là nguyên liệu.
  • Nguyên vật liệu làm cửa lưới chống muỗi ảnh hưởng đến giá bán. Hiểu biết về chất liệu, công năng của từng loại vật liệu sẽ giúp người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp lựa chọn tốt hơn.
  • Chi phí nguyên vật liệu cũng là một trong những thứ ảnh hưởng chi phí doanh nghiệp. Chi phí càng cao, giá sẽ cao và ngược lại. Thế nên để lựa chọn một chất liệu phải chăng mà chất lượng tốt cũng chính là bài toán của doanh nghiệp kinh doanh cửa lưới chống muỗi.

cửa lưới phòng khách

Vật liệu làm cửa lưới chống muỗi là gì?

Cửa lưới gồm hai thành phần chính cấu thành: khung cửa và phần lưới. Ngoài ra còn một số phụ kiện đi kèm như: gioăng, ốc vít, tay nắm cửa, dây căng lưới, trục cuộn lưới.

Vật liệu làm khung cửa lưới chống muỗi

Trên thị trường có rất nhiều chất liệu như: thép, nhôm, hợp kim, inox, gỗ,… nhưng phổ biến nhất vẫn là khung cửa nhôm.

Nhôm được lựa chọn nhiều vì giá thành rẻ nhưng chất lượng tốt, chắc chắn, bền bỉ, chống ăn mòn, chống ô xi hóa cao hơn so với các nguyên liệu còn lại.

Sản phẩm của Silk Screen, nhôm được làm chuẩn theo tiêu chuẩn T6, có độ cứng, bền dẻo hơn, độ đàn hồi cao, có thể uốn cong 2mm mà nhôm vẫn trở về hình dáng ban đầu.

Công nghệ sơn nhôm cũng là điểm chú ý của vật liệu chống muỗi này.

  • Công nghệ điện phân xử lý bề mặt ANOD (sơn tĩnh điện) được sơn phủ một lớp thẩm thấu với nhôm tạo thành một bề mặt. Với công nghệ khác thì nhôm 1 lớp và sơn một lớp do đó lớp sơn dễ bong tróc, dễ bị xước, không ăn nhập vào nhôm.
  • Công nghệ điện phân xử lý bề mặt ANODIZING: công nghệ này là nhôm được sơn 2 lớp, sau khi ANOD xong lại được sơn phủ thêm một lần nữa. Thường dùng cho những căn nhà ở bãi biển, du thuyền, biệt thự vì những nơi này có thời tiết khắc nghiệt, khi nước biển mặn, nắng gió sẽ không bị bào mòn – bền màu sơn tuyệt đối do được 2 lần sơn phủ.

So với đơn vị khác, sử dụng nhôm cỏ: là nhôm không có tiêu chuẩn, có nhiều tạp chất, ọp ẹp, không được sơn phủ tĩnh điện để chống ăn mòn thì công nghệ sơn nhôm từ Silk Screen vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.

anode nhôm

Vật liệu làm lưới chống muỗi

Lưới có nhiều chất liệu: sợi thủy tinh, sợi inox 304, lưới transpector, lưới polypropylen, lưới đan, lưới dệt. Lưới chống muỗi với các lớp lưới đan xen vào nhau, tạo ra các lỗ nhỏ có đường kính dưới 1mm khiến côn trùng dù nhỏ đến mấy cũng không thể lọt qua!

  • Lưới dệt: Đây là lưới giá rẻ với lỗ lưới hình vuông, quấn thành cuộn to, mỗi cuộn dài đến 30 mét. Sở dĩ được gọi là lưới dệt vì hình dạng giống loại vải dệt, lưới có khả năng chịu lực tốt, chịu được nhiệt độ cao, sợi dệt chắc chắn sẽ không bị biến dạng
  • Lưới inox 304 với ưu điểm là khó rách lưới, có độ co giãn tốt, sợi inox nhỏ li ti, chịu được lực tác động lớn. Đây là loại lưới thép không gỉ nhưng cũng là lưới giá rẻ vì hàm lượng Niken từ 8% và Cr 10.5%
  • Lưới đan: giống như lưới dệt, đây cũng là lưới giá rẻ với lỗ lưới hình vuông sợi dây đánh gân, có tính dai, chịu lực tốt và cũng có khả năng chịu nhiệt.
  • Lưới sợi thủy tinh: là dạng lưới không gợn sóng được dùng kết hợp với chất chống thấm lỏng. Lưới làm cửa lưới sẽ có cấu tạo từ thuỷ tinh tổng hợp cao cấp, kéo thành sợi nhỏ, dài và đan đều lại với nhau thành bề mặt của lưới được và khoảng cách giữa các ô là 0,3mm. Lưới được làm từ sợi thủy tinh có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt (Silk Screen có dòng cửa lưới Neher làm từ lưới sợi thủy tinh)
  • Lưới nhựa Polypropylen là loại lưới sử dụng nhựa nguyên sinh màu trắng trong suốt, không độc hại, không thấm nước, khi trời mưa không bị mủn lưới gây đứt như lưới dệt, lưới đan mà sẽ trôi đi. Với những lưới khác thì bị pha nhiều tạp chất, có mùi hôi, có hại cho da tay, thấm nước, đặc biệt là chất liệu PE (PolyEste). Lưới PP được Silk Screen nhập khẩu từ Nhật Bản, Italia đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, khi sản xuất có thể cho thêm các hạt tạo màu giúp sợi lưới có màu sắc phong phú hơn.lưới chống côn trùng giá bao nhiêu
  • Lưới Transpatec (chỉ có ở Neher – Silk Screen phân phối) có độ trong suốt, độ thoáng sáng, độ thoáng khí tốt. Khả năng chống rách, có tất cả ưu điểm dòng lưới chống muỗi PP và lưới sợi thủy tinh.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tự làm cửa lưới chống muỗi tại nhà

Phụ kiện làm cửa lưới chống muỗi

Bên cạnh những thành phần chính không thể thiếu thì phụ kiện cũng là một trong những thứ để một bộ cửa lưới chống muỗi hoàn chỉnh vận hành.

  • Tay cầm cửa lưới:  giúp sử dụng động tác đóng/ mở cửa một cách dễ dàng. Thông thường, tay nắm cửa có thể được lắp trực tiếp trên khung lưới hoặc sau khi lắp xong sẽ được lắp thêm vào
  • Gioăng: thường được làm bằng cao su, có tác dụng làm kín, có khả năng chống ồn, chống thấm nước chảy tràn và thường sản xuất cách nhiệt để tránh bị chảy ra làm mất cấu trúc cửa. Vậy nên gioăng có nhiều hình dạng và biên dạng khác nhau tùy vào kích thước cửa. Gioăng cũng có công dụng là cố định lưới chống muỗi vào khung cửa (vì cạnh khung cửa và lưới có một khe hở, lưới không tràn qua hết phải có gioăng cố định tấm lưới lại.
  • Gioăng lông (phớt lông): nếu có sẽ thường ở vị trí tiếp giáp khung cửa và cửa. Công dụng là khít các khe hở, giảm sự cọ sát gây mòn khung cửa, khi kéo mạnh quá không bị va đập.
  • Lô cuốn và thu lưới: thường xuất hiện ở cửa tự cuốn hoặc lưới phẳng lùa ngang giúp thu gọn lưới muỗi cũng như bảo vệ lưới muỗi khỏi tác động vật lý và môi trường.
  • Ke góc: để tránh va đập trầy xước, méo cửa có tác dụng ghép khung nhôm cửa lưới từ 4 thanh nhôm. Chúng cũng có màu sắc phù hợp với màu sắc của khung nhôm và lưới cho gia chỉ lựa chọn.
  • Khung nhôm cửa lưới bao gồm 4 thanh nhôm được ghép với nhau bằng ke góc nhựa dành cho cửa lưới. Loại ke góc này có rất nhiều hình dạng cũng như màu sắc. Chúng được sản xuất để phù hợp với loại khung nhôm cửa và màu sắc của khung.
  • Dây kéo cửa lưới: thường có ở cửa lưới tự cuốn, cửa lưới lùa hoặc cả cửa lưới xếp, thay thế cho tay cầm cửa lưới, giúp người sử dụng dễ dàng đóng hoặc mở cửa một cách nhanh chóng.

Trên đây là chia sẻ của Silk Screen về vật liệu làm cửa lưới chống muỗi: cả nguyên liệu chính và phụ kiện. Hy vọng rằng, với những thông tin trên, bạn đọc đã có kiến thức hữu ích.

5/5 - (10 bình chọn)

Silk Screen là Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam theo đuổi sự chuyên nghiệp trong dịch vụ Cửa lưới chống muỗi. Chúng tôi đã trở thành đối tác quan trọng của những nhà sản xuất Cửa lưới tốt nhất trên Thế Giới như: Metaco - Made in Japan, Bettio - Made in Italy, Neher - Made in Germany. Chúng tôi muốn góp một phần nhỏ để tạo nên không gian sống tiện nghi hơn cho Ngôi Nhà Việt.