Muỗi vằn sống ở đâu? Những nơi trú ngụ của muỗi vằn
Muỗi vằn là một loại côn trùng không chỉ gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết mà chúng còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống đời thường. Vậy muỗi vằn sống ở đâu?
Muỗi vằn là gì?
Muỗi vằn là côn trùng thuộc họ Culicidae, bộ hai cánh. Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật.
Muỗi vằn sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.
Muỗi vằn sống ở đâu và cách phòng ngừa, bảo vệ
Muỗi vằn là loài côn trùng không chỉ gây nên một số dịch bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết mà còn gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
Vì vậy để đảm bảo môi trường sống không bị ảnh hưởng và ngăn chặn một số dịch bệnh do muỗi gây ra, con người thường giữ gìn môi trường sống sạch sẽ và hạn chế các khả năng sinh sản của muỗi.
Để kiểm soát số lượng muỗi, phải biết được rõ nơi sinh sống của muỗi, trứng và ấu trùng (lăng quăng) của chúng.
Nhưng muỗi thực sự sống ở đâu, liệu chúng có nhà để trở về sau một ngày “làm việc” mệt mỏi? Thử nhớ lại xem. Bạn có thường thấy muỗi nghỉ ngơi không?
Phần lớn, ta dựa vào vòng đời của muỗi để xác định nơi chúng sống. Ví dụ, tùy thuộc vào sở thích của từng loài, trứng có thể được đặt ở nơi nước đọng, những phần đất ẩm, những nơi ngập nước hoặc các khu vực khác đã khô, nhưng trứng phải được tiếp xúc với nước để nở. Nguyên nhân là do ấu trùng muỗi cần nguồn thức ăn như tảo, vi khuẩn, động vật nguyên sinh,… có trong nước để phát triển.
Sau khi ấu trùng (bọ gậy) lột xác 4 lần, chúng bước vào giai đoạn nhộng. Những con nhộng cũng dành toàn thời gian của chúng trong nước, mặc dù chúng không ăn hay lột xác.
Khi một con muỗi ló ra từ vỏ nhộng, đó là lúc chúng đã trưởng thành. Những con muỗi mới trưởng thành này sẽ vẫn ở trên mặt nước cho đến khi đôi cánh của chúng cứng lại và có thể bay đi.
Muỗi sống ở đâu khi đã trưởng thành
Muỗi trưởng thành thường không lãng phí thời gian và thường bắt đầu sinh sản khoảng 28 giờ sau khi chúng nở ra từ con nhộng. Con đực và con cái ăn mật hoa và dịch của thực vật, tuy nhiên con cái cần máu để sinh sản hiệu quả. Khi chúng không vo ve bên tai bạn hoặc động vật cũng là lúc chúng đang nghỉ ngơi. Nhưng chúng nghỉ ngơi ở đâu?
Không giống như giai đoạn trứng, ấu trùng và nhộng, muỗi trưởng thành không tự giới hạn bản thân trong nước. Chúng thường thích ở ngoài trời – nơi có thảm thực vật phong phú như cỏ cao, hốc cây hay dưới lá – hơn là ở trong nhà bạn.
Thời gian hoạt động trong ngày của muỗi phụ thuộc vào từng loài. Chẳng hạn, muỗi Aedes hoạt động mạnh hơn vào ban ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và buổi chiều. Muỗi Culex (mang theo virus West Nile) hoạt động mạnh hơn vào ban đêm. Các hoạt động trên của các loài muỗi có xu hướng xảy ra cao nhất vào khoảng hoàng hôn.
Khi bạn hiểu về vòng đời của muỗi, bạn sẽ hiểu tại sao nên hạn chế nước đọng trong sân nhiều nhất có thể. Hãy đổ hết nước ra khỏi lốp xe cũ, chậu hoa và xô, cũng như lấp đầy các nơi có thể làm đọng nước. Ngoài ra, thay nước trong bể chim, xem xét để thêm máy bơm vào hồ cá và đảm bảo ống thoát nước của bạn được vệ sinh sạch sẽ.
>> Có thể bạn quan tâm: Cửa lưới chống muỗi tự cuốn
Muỗi vằn là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Người nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Muỗi vằn là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Chúng hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh.
Khi muỗi cái hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người.
Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, ngay khi chẩn đoán được bệnh sốt xuất huyết cần:
- Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt
- Nên mặc đồ thoải mái, mát mẻ để thoát mồ hôi
- Tránh uống nước có ga, bia rượu và không sử dụng chất kích thích
- Tuyệt đối không tắm nước lạnh, có thể tắm nước ấm nhưng không quá lâu hoặc lau người
- Hạn chế ra gió để không bị trúng gió
- Không sử dụng các thực phẩm có màu đậm như thanh long, đào, gấc… có thể nhầm lẫn với phân do xuất huyết nội tạng.
Qua bài viết trên đây bạn đã phần nào biết về tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì? Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên gì? Và cách phòng chống bệnh rồi nhé. Hy vọng đây sẽ là những thông tin cần thiết giúp bạn và gia đình chăm sóc sức khỏe tốt nhất.