Diệt cuốn chiếu

Cuốn chiếu có hại không? Cách diệt cuốn chiếu

Chắc hẳn ai cũng đã từng nhìn thấy con cuốn chiếu, mọi người thường sợ hãi bởi vẻ ngoài của nó vừa giống con sâu vừa giống con rết. Vào những ngày mưa thì cuốn chiếu sẽ xuất hiện với số lượng nhiều hơn. Vậy cuốn chiếu có hại không? Cách diệt cuốn chiếu như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây

Cuốn chiếu là con gì?

Cuốn chiếu là con gì?

Cuốn chiếu là con gì?

Cuốn chiếu là các động vật chân khớp thuộc ngành Chân kép, phân ngành Nhiều chân. Bởi lẽ được gọi là lớp Chân kép vì các loài cuốn chiếu đều có hai cặp chân trong mỗi đốt, ngoại trừ đốt đầu tiên nằm sau phần đầu không có chân. Mỗi đoạn chân kép là hợp của hai đoạn đơn lại với nhau.

Tuy chúng cùng loài với rết nhưng chúng lại không đem lại những nguy hiểm như rết, kể cả kích thước thay đổi theo từng loại nhưng bạn cũng đừng bị vẻ ngoài của chúng làm cho sợ hãi nhé.

Cuốn chiếu có bao nhiêu chi?

Cuốn chiếu có bao nhiêu chi?

Cuốn chiếu có bao nhiêu chi?

Cái tên Millipede cho ta thấy đặc điểm chính của cuốn chiếu. Tiền tố “Milli” nghĩa là 1000. Hay mọi người vẫn quen  gọi là “con trăm chân”.

Nhưng thực chất, tùy từng loài, số lượng chân cuốn chiếu tầm khoảng 24 – 750 chân. Chúng có nhiều chân như vậy để thích nghi trong môi trường ẩm ướt, mục ruỗng. Những cái chân hoạt động như máy đào đẩy cơ thể chúng chui vào trong đất.

Cuốn chiếu ăn gì?

Cuốn chiếu sẽ hay ăn xác bã thực vật, mùn thực vật, vụn hữu cơ, rễ cây,.. Khi ăn cuốn chiếu sẽ tiết ra dịch giúp làm mềm thức ăn và sau đó dùng cơ miệng để ăn thức ăn một cách ngon lành, đơn giản. Một vài trường hợp, cuốn chiếu được ghi nhận là phá hoại lớp vỏ cây của cây non, ăn thân của cây non khiến cây không sinh trưởng được.

Cuốn chiếu có gây hại cho con người không?

Đa số các loài cuốn chiếu bây giờ đều không cắn người. Cuốn chiếu có thể nói là một loài vật lành tính không bao giờ tấn công những động vật lớn hơn. Chỉ có một số ít như cuốn chiếu khổng lồ, cuốn chiếu sống chủ yếu trong hang động trong các khu rừng là ăn côn trùng, thân đốt… Nhưng hiếm khi ta có thể nhìn thấy chúng.

Độc của cuốn chiếu không quá nguy hiểm với con người. Chủ yếu là các vết thương ngoài da, một số loài có thể gây đau nhức, rộp da, sưng phù nhẹ…

Các cách diệt cuốn chiếu

Dọn dẹp sân vườn thường xuyên

Cuốn chiếu thường thích trú ngụ trong các bãi có sân vườn ẩm ướt. Hơn thế nữa cuốn chiếu cũng rất thích cắn những lá non nên bạn cần phải dọn dẹp sân vườn của mình thường xuyên để tránh trường hợp bị cuốn chiếu cắn hỏng những cái cây mà mình dày công chăm sóc. Nên tưới cây vào sáng sớm thay vì vào buổi tối. Cắt tỉa các bụi cây giúp cho không gian thoáng đãng hơn từ đó môi trường cũng trở nên khô thoáng hơn.

Loại bỏ vị trí ẩn nấp của cuốn chiếu

Để diệt một loài côn trùng nào hiệu quả nhất, chính là loại bỏ môi trường sống của chúng. Khi mất “nhà” chúng sẽ bỏ đi. Bỏ bớt các vật liệu vụn trong nhà không cần dùng đến. Hãy gom lại và để vào những cái bao và để xa nhà ở .

Những chất hữu cơ thối rữa cũng là thức ăn của cuốn chiếu, nên đừng để những thứ như hoa quả quá chín, thối rữa hoặc thức ăn lâu ngày. Nếu nhà bạn muốn giữ lại những rác thải hữu cơ để làm phân bón chăm cây thì cũng nên tìm cách sử dụng hợp lý Từ đó tiêu diệt được loại côn trùng này. Các lớp phủ vườn chỉ nên để từ 7,5 đến 10cm và cách xa móng nhà tối khoảng 60 đến 90cm. 

>> Tham khảo: Cách đuổi con bù mắt hiệu quả

Không để nước mưa rơi xuống nhà

Không để nước mưa rơi xuống nhà

Không để nước mưa rơi xuống nhà

Do nhiều nhà có thiết kế để ống thoát nước ngay gần nhà. Điều này vô ý thu hút cuốn chiếu bởi đây loài côn trùng ưa thích môi trường ẩm ướt. Nối thêm các đường dẫn nước mưa chảy càng xa nhà càng tốt. Kiểm tra quanh nhà để tìm những điều kiện khiến cho ngôi nhà ẩm ướt và tìm cách xử lý, khóa các đầu vòi phun nước ở gần móng nhà

Che kín các khe hở và vết nứt quanh nhà

Kiểm tra các vết nứt ở khe cửa sổ và cửa ra vào hoặc nắp lưới thông gió. Các kẽ hở là không gian sống lý tưởng cho con cuốn chiếu, nhiệt độ và ánh sáng đều phù hợp cho cuốn chiếu sinh sản

Không để độ ẩm trong nhà tăng cao

Do cuốn chiếu ưa chuộng sống trong môi trường ẩm ướt nên khi bạn để chúng trong không gian khô chỉ sau 24h chúng sẽ không sinh sản và chết. Vì thế hãy luôn cố gắng để cho ngôi nhà được khô thoáng nhất có thể. vừa giúp diệt được cuốn chiếu, không gian thoáng mát cũng khiến gia chủ không khó chịu

Tro và đất trộn lại với nhau

Lấy một nắm tro rồi trộn lại với nhau sau đó đặt ở những nơi cuốn chiếu hay qua lại hoặc bạn đặt ở ngoài các cây trồng như một hàng rào bảo vệ, khi tro làm đất khô cuốn chiếu sẽ không chọn đó làm nơi sinh sống nữa và bỏ đi.

Xịt thuốc côn trùng

Xịt côn trùng

Xịt côn trùng

Để dùng hiệu quả thuốc xịt côn trùng bạn phải loại bỏ được không gian ẩm ướt sau đó sử dụng. Lưu ý cách này chỉ có thể dùng trong không gian kín, nhà chứ không thể dùng ngoài sân vườn.

Thuốc trừ sâu

Nếu sân vườn bạn xuất hiện quá nhiều cuốn chiếu, bạn lo lắng sự ảnh hưởng của chúng đến cây trồng và không thể loại bỏ bằng phương pháp thủ công thì bạn có thể dùng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên đây là phương pháp hóa học rất độc hại nên bạn cần cân nhắc khi sử dụng.

Diệt Cuốn Chiếu Bằng Neem Oil

 Cơ chế của tinh dầu neem oil là hoạt chất Azadirachtin A,  hoạt chất sinh học tách chiết từ cây Neem của Ấn Độ. Tinh dầu neem có 04 công dụng chính trong việc phòng trừ và diệt các loại côn trùng gây hại – trong đó có cuốn chiếu. Có công dụng làm trứng của cuốn chiếu không nở được, con trưởng thành sẽ chán ăn, khả năng giao phối kém và gây rối loạn sinh lý cho cuốn chiếu.

Trộn neem oil với nước rửa chén với tỉ lệ là 5ml dầu neem oil và 5ml nước rửa chén và thêm 1 lít nước sạch, lắc mạnh và tưới vô phần đất trồng trong chậu cây. Lặp lại cách này từ khoảng 3 lần trong 2 tuần bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được về sự có hại hay không của cuốn chiếu và cách diệt cuốn chiếu. 

5/5 - (6 bình chọn)

Silk Screen là Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam theo đuổi sự chuyên nghiệp trong dịch vụ Cửa lưới chống muỗi. Chúng tôi đã trở thành đối tác quan trọng của những nhà sản xuất Cửa lưới tốt nhất trên Thế Giới như: Metaco - Made in Japan, Bettio - Made in Italy, Neher - Made in Germany. Chúng tôi muốn góp một phần nhỏ để tạo nên không gian sống tiện nghi hơn cho Ngôi Nhà Việt.